Cập nhật : 16/06/2016
Lượt xem : 1302
Ngày 12/11 tại Tp. Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam và Tập đoàn EDES (Hoa Kỳ) ký kết thoả thuận ghi nhớ hợp tác đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 3,6 tỷ USD, hình thức đầu tư BOT. Hai bên sẽ thành lập công ty liên doanh, lập dự án khả thi để trình Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ Việt Nam phê duyệt.
Mô hình tuyến đường sắt cao tốc TPHCM-Cần Thơ chạy bằng năng lượng gió.
Theo đó, toàn tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài 134 km, tốc độ thiết kế trên dưới 200 km/h, không sử dụng lưới điện quốc gia mà bằng phong năng và quang năng. Tuyến sẽ chạy qua 10 ga bao gồm ga Tân Kiên (Tp. Hồ Chí Minh), Bến Lức, Tân An (Long An), Trung Lương, Cai Lậy, Cái Bè, Mỹ Thuận (Tiền Giang), Vĩnh Long, Bình Minh (Vĩnh Long) và ga Cái Răng (Cần Thơ). Lộ trình của tuyến bắt đầu từ ga Tân Kiên đi song song với Vành đai 2 Tp. Hồ Chí Minh; đến nút giao Chợ Đệm tuyến cặp theo đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương về Bến Lức, Trung Lương, Cai Lậy, Mỹ Thuận; vượt sông Tiền ở hạ lưu cầu Mỹ Thuận, qua ngoại vi thị xã Vĩnh Long; tiếp tục cặp theo đường cao tốc đến phà Cần Thơ, vượt sông Hậu ở hạ lưu cầu Cần Thơ để nối vào Cần Thơ tại khu vực Cái Răng.
Theo tính toán, sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án sẽ rút ngắn 30 km quãng đường từ Tp. Hồ Chí Minh đi Cần Thơ và ngược lại, qua đó tiết kiệm được 900 triệu USD.
Việc đầu tư tuyến đường sắt này sẽ tác động đến sự phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế khu vực và quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển công nghiệp hoá của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện đồng bằng sông Cửu Long có 18 triệu người, là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản hàng hoá lớn nhất nước, hàng năm cung cấp hơn 50% sản lượng lúa, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, hơn 70% sản lượng trái cây và 52% sản lượng thuỷ sản của cả nước. Tuy nhiên, tại khu vực này, chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo chưa cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật yếu kém, nhất là hệ thống giao thông bị chia cắt bởi kênh rạch, sông ngòi, kinh tế phát triển theo chiều rộng, chỉ dựa vào khai thác tiềm năng sẵn có.
Chiều 17/10, tại thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao).
Phương tiện sẽ được dán thẻ e-Tag để thu phí tự động khi lưu thông qua các tuyến đường được đầu tư theo hình thức BOT trên quốc lộ 1 và quốc lộ 14. Thu phí tự động sẽ xóa cảnh ùn ứ, giảm nhân lực tại các trạm thu phí.
Để hoàn vốn đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn TP Uông Bí – TP Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép chủ đầu tư được tổ chức thu phí từ 0h ngày 19/10.
Gói thầu có tổng giá trị hơn 800 tỷ đồng, gồm xây dựng 4 nhánh cầu với mặt cắt ngang mỗi nhánh 7-9m, mở rộng cầu vượt quốc lộ 5 ghép nối với các nhánh cầu, mở rộng quốc lộ 5, xây dựng hệ thống tường chắn tại vị trí lên xuống ...