icon vi icon vi

Tin trong ngành

Cầu đi bộ qua sông sẽ làm khó Đà Nẵng

Cập nhật : 16/06/2016

Lượt xem : 1285

Cỡ chữ :

 

Dù đồng thuận cao về việc xây cầu đi bộ sẽ tạo thêm điểm nhấn du lịch cho một thành phố đã quá nổi tiếng với những cây cầu nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo thời điểm này là chưa thích hợp, hiệu quả kinh tế dự án chưa được đong đếm đầy đủ.

 

 

Ngay cả thiết kế cây cầu cũng nhận được nhiều ý kiến phản biện

 

Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP Đà Nẵng cho rằng vào thời điểm hiện nay bỏ ra hàng chục triệu USD để xây dựng cầu cho người đi bộ là quá lãng phí không khi mà tất cả những cây cầu hiện hữu vẫn đảm bảo thừa chức năng phục vụ giao thông cho người và xe, cũng như nhu cầu tham quan thưởng ngoạn cảnh quan.

 

Nhiều ý kiến phân tích mức giá 30 triệu USD là cao so với bình quân đơn giá xây cầu. Đồng thời, nên xây dựng phần nền móng cho tải trọng lớn, phần trên có thể làm tạm thời cho đi bộ, sau này nếu cần mình nâng cấp lên thành cầu ô tô nếu cần thiết . Trưởng phòng Kế hoạch Cục quản lý đường bộ 3 Bùi Hùng Mẫn thì lại cho rằng rằng có thể xây cầu cho xe buýt, tàu hỏa và cấm phương tiện cơ giới trong 1 số giờ nhất định để dành riêng phục vụ cho người đi bộ, cách thức này phù hợp và tiết kiệm hơn nhiều.



Ở một góc độ khác, một chuyên gia về cầu tại Đà Nẵng cho hay, nếu không cẩn trọng, cây cầu sẽ làm khó cho thành phố. Cầu đẹp, nhưng tĩnh không thấp quá. Nếu thành phố biển, muốn phát triển du thuyền, thuyền du lịch sẽ khó. Cầu đi bộ và cầu Thuận Phước cách nhau có 1km. Cầu Thuận Phước khổ thông thuyền đến 27,5m, nếu chiều cao từ mặt nước đến mặt cầu đi bộ có 8m thì vô hình chung làm khoang thông thuyền Thuận Phước cao cũng chả để làm gì.



Và 1 điều đáng nói nữa là việc thi tuyển kiến trúc chưa được tổ chức rộng rãi. Mới chỉ trực tiếp Tập đoàn Sun Group đứng ra mời thi tuyển và rồi thành phố chọn. Nên mời cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức mới công bằng, nếu cần thiết tổ chức lại.

 

Chọn biểu tượng vỏ sò nhưng Đà Nẵng chỉ có... nghêu và ốc

 

Về kiến trúc cây cầu cũng không phải không có những điểm cần cân nhắc, Kỹ sư trưởng Trần Dân cảnh báo “Chọn mái vòm che dạng vỏ sò là đẹp, độc đáo. Tuy nhiên cần chú ý dạng con sò thì lực cản gió rất lớn, thiếu an toàn khi có bão. Cần tính toán sự ứ dềnh của mực nước khi lũ về do ảnh hưởng của mố trụ và đảo cà phê nhằm tránh cho đường Bạch Đằng và đường Trần Hưng đạo cùng các đường khác bị ngập khi có lũ lịch sử.

 

Tư vấn và Tập đoàn Mặt Trời cần thiết kế kỹ các bước để phản biện sâu hơn, nếu cần thì cho thi phương án kiến trúc 1 cách rộng rãi, như kiểu thi tuyển phương án Nút giao thông Ngã ba Huế mà TP đã từng làm. Sau đó mới đi vào thiết kế các bước tiếp theo và lập khái toán dự toán để phản biện và trình duyệt, ông Dân nói.

 

Phản đối quyết liệt hơn, KTS Âu Ngọc Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Xây dưng ACAD, giảng viên Khoa Kiến trúc Đại học Kiến trúc Đà Nẵng thẳng thắn nêu quan điểm rằng: Ý tưởng thiết kế lấy hình tượng vỏ sò kết hợp sóng nhấp nhô là những nét đặc trưng của TP biển Đà Nẵng là chưa chính xác và chưa có sức thuyết phục. Bởi bờ biển bao bọc Đà Nẵng hoàn toàn không có sò, mà chỉ có... nghêu và ốc.

 

Và theo tổng thể mặt bằng, cầu đi bộ chỉ quan tâm tạo độ dốc để đảm bảo thông thuyền theo các thông số kỹ thuật yêu cầu và nối thẳng 1 đường từ Tây sang Đông với chiều rộng mặt cầu gần như giống nhau là 10,5m - giống như mặt cầu đường bộ cho các loại xe. Không thể xem đây là nét duyên dáng và phù hợp với tổng thể khu vực được. Cầu đi bộ thì chắc chắn phải khác nhiều so với cầu đường bộ cho các loại xe.

 

“Ý tưởng thiết kế đảo giữa sông - phần dưới mặt cầu với 1 số chức năng là cần thiết, nhưng rất tiếc là thiết kế rất kém thẩm mỹ, thô kệch, lộ rõ là đảo giữa sông, chưa được cách điệu 1 cách khéo léo. Phần đường dẫn 2 đầu cầu chưa được nghiên cứu cẩn thận, chưa đạt về thẩm mỹ” - KTS Âu Ngọc Sơn nhận xét.

 

Trước nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, tất cả sẽ được tổng hợp thành văn bản gửi đến Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố, các sở, ngành có liên quan xem xét, tiếp thu, bổ sung hoàn thiện dự án. Đồng thời, đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lời về việc tiếp thu ý kiến phản biện theo đúng quy định.

 

Các bài viết khác

TIN TỨC

Tin nổi bật

  • Hoàn thành dự án cầu Hưng Hà vào tháng 2/2018
    Hoàn thành dự án cầu Hưng Hà vào tháng 2/2018

    Chiều 17/10, tại thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao).

     

     

  • Bổ sung 1.000 tỷ đồng cho các dự án do giá thép tăng
    Bổ sung 1.000 tỷ đồng cho các dự án do giá thép tăng
    Chính phủ vừa quyết định chi bổ sung từ 800 đến 1.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản, bù phần giá thép chênh lệch cho các dự án, đồng thời yêu cầu Bộ Công nghiệp sớm ban hành quy chế điều hành thị trường thép trong nước
     

     

  • Sắp triển khai thu phí tự động trên quốc lộ 1
    Sắp triển khai thu phí tự động trên quốc lộ 1

    Phương tiện sẽ được dán thẻ e-Tag để thu phí tự động khi lưu thông qua các tuyến đường được đầu tư theo hình thức BOT trên quốc lộ 1 và quốc lộ 14.  Thu phí tự động sẽ xóa cảnh ùn ứ, giảm nhân lực tại các trạm thu phí. 

     

     

  • Quốc lộ 18 bắt đầu được thu phí
    Quốc lộ 18 bắt đầu được thu phí

    Để hoàn vốn đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn TP Uông Bí – TP Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép chủ đầu tư được tổ chức thu phí từ 0h ngày 19/10. 

     

     

  • Hơn 800 tỷ đồng xây nút giao cầu Thanh Trì - quốc lộ 5
    Hơn 800 tỷ đồng xây nút giao cầu Thanh Trì - quốc lộ 5

    Gói thầu có tổng giá trị hơn 800 tỷ đồng, gồm xây dựng 4 nhánh cầu với mặt cắt ngang mỗi nhánh 7-9m, mở rộng cầu vượt quốc lộ 5 ghép nối với các nhánh cầu, mở rộng quốc lộ 5, xây dựng hệ thống tường chắn tại vị trí lên xuống ...